CÁCH SƠ CỨU NHANH NHẤT KHI BẠN BỊ BỎNG LỬA
14/07/2021Vết thương bỏng để lại những di chứng nặng nề như mất chức năng vận động, biến dạng mất thẩm mỹ… Vì vậy, khi bị bỏng thì việc sơ cứu kịp thời là hết sức quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, việc sơ cứu bỏng cần phải thực hiện thật cẩn thận và đúng cách:
Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo và làm mát vết bỏng, đây là việc làm trước hết để tránh bị bỏng sâu và rộng thêm.
Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, có thể dùng áo, chăn vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).
Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ.
Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát trong vòng ít nhất 15 phút. Việc này giúp vết thương được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy. Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá, do tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn.
Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn lên vết bỏng.
Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, bạn vẫn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Vùng da bị bỏng có khả năng tự liền, còn trường hợp vết bỏng có diện tích lớn, bỏng nặng hơn, nên sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất kịp thời điều trị.
ℂ𝕙𝕦́ 𝕪́: Đ𝕦̛̀𝕟𝕘 𝕓𝕒𝕠 𝕘𝕚𝕠̛̀
- Ngâm rửa vết thương hay đắp vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh vì vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu và làm tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn..
- Không nên dùng dầu, nước mắm, lá cây… hoặc bất kỳ chất nào thoa vào vùng bỏng. Tác dụng của những cách đắp này chưa được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm trùng.
- Không bóc da, động chạm vào vết bỏng vì làm như vậy thì có khả năng gây nhiễm trùng cao.